Tham gia Na99 Top App

Liên hệ QC : [email protected]

VAR là gì? Giải thích chi tiết về cách hoạt động của công nghệ VAR trong bóng đá

Ngày đăng: 28/06/2024

Đối với các fan của bóng đá chắc hẳn ai cũng biết về thuật ngữ check VAR. Vậy thì VAR là gì? Công nghệ VAR có tầm quan trọng thế nào đối với cầu thủ và trọng tài trong mỗi trận đấu bóng đá? Chảo Lửa TV sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về công nghệ VAR ở thời điểm hiện tại

1. VAR là gì?

Video Assistant Referee (VAR) hay còn gọi là "Trợ giúp trọng tài qua video" là một công nghệ sử dụng rộng rãi trong một số môn thể thao, đặc biệt là bóng đá. Công nghệ này giúp hỗ trợ trọng tài xem lại hình ảnh video từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra quyết định trong các tình huống tranh cãi. 

Công nghệ VAR sẽ không can thiệp vào mọi tình huống trên sân chỉ những trường hợp đặc biệt nêu trên nhằm đảm bảo tính liên tục, không làm gián đoạn trận đấu quá nhiều. Trọng tài trên sân vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi xem xét các gợi ý từ VAR.

2. VAR ra đời và phát triển như thế nào?

Ý tưởng về việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ trọng tài đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ đến thập kỷ đầu của thế kỷ 21, các cuộc thảo luận nghiêm túc về việc áp dụng công nghệ vào bóng đá mới bắt đầu diễn ra. Các giải đấu và liên đoàn bóng đá bắt đầu thử nghiệm một số công nghệ đơn giản như camera giám sát để ghi lại các tình huống gây tranh cãi.

Năm 2016, International Football Association Board (IFAB) cho phép thử nghiệm công nghệ VAR trong các trận đấu giao hữu và các giải đấu quốc nội. Các thử nghiệm được tiến hành ở các quốc gia như Hà Lan, Đức, và Mỹ. VAR lần đầu tiên được thử nghiệm tại các giải đấu lớn như FIFA Club World Cup 2016 và 2017, cũng như các giải đấu quốc gia như Bundesliga (Đức) và Serie A (Ý).

VAR lần đầu tiên được sử dụng trong một giải đấu quốc tế lớn tại FIFA World Cup 2018 ở Nga. Sự thành công của VAR trong giải đấu này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định vai trò của công nghệ này trong bóng đá hiện đại. Sau World Cup 2018, nhiều giải đấu hàng đầu như Premier League (Anh), La Liga (Tây Ban Nha), Serie A (Ý), và Bundesliga (Đức) chính thức áp dụng công nghệ VAR. Sau mỗi mùa giải và các giải đấu lớn, các liên đoàn bóng đá và FIFA liên tục thu thập phản hồi từ các trọng tài, cầu thủ, và người hâm mộ để cải tiến công nghệ VAR. Các quy tắc và quy trình sử dụng VAR cũng được điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) được nghiên cứu để tích hợp vào hệ thống VAR, giúp phân tích tình huống nhanh chóng và chính xác hơn.

Tuy nhiên, VAR cũng nhận nhiều sự tranh cãi lớn, một trong những thách thức lớn nhất của VAR là thời gian dừng trận đấu để kiểm tra các tình huống, gây gián đoạn nhịp độ trận đấu và làm mất hứng thú của người xem. Dù VAR giúp giảm thiểu sai lầm trọng tài, một số quyết định vẫn gây tranh cãi, đặc biệt là trong các tình huống việt vị rất nhỏ hoặc các pha phạm lỗi không rõ ràng. Các liên đoàn bóng đá và FIFA tiếp tục cải tiến VAR để làm cho quá trình kiểm tra nhanh hơn và ít gây gián đoạn hơn. Các công nghệ mới và quy trình làm việc cũng đang được nghiên cứu và phát triển. VAR dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi hơn, không chỉ ở các giải đấu hàng đầu mà còn ở các giải đấu thấp hơn và các giải đấu trẻ. 


VAR ra đời đã hỗ trợ cho trọng tài rất nhiều

3. VAR gồm những ai? Hoạt động của VAR như thế nào?

Trong mỗi trận đấu bóng đá, một hệ thống VAR được thiết lập bao gồm trọng tài VAR và các trợ lý VAR. Trọng tài VAR thường là một trọng tài kỳ cựu có kinh nghiệm trong việc sử dụng công nghệ VAR. Các trợ lý VAR theo dõi trận đấu từ một phòng theo dõi trực tiếp trên cơ sở hình ảnh và video trực tiếp từ nhiều góc độ khác nhau.

3.1 Đội ngũ vận hành VAR

VAR chính: Trọng tài chính của đội VAR là người trực tiếp xem xét và đánh giá các tình huống trên sân thông qua các video được quay từ nhiều góc độ. Người này sẽ xem lại các tình huống nghi ngờ hoặc nhận từ yêu cầu của trọng tài chính trận đấu, đưa ra nhận định tham khảo cho trọng tài chính về các lỗi, tình huống kỹ càng hơn.

Trợ lý AVAR 1: Là trợ lý VAR chính hỗ trợ VAR chính trong quá trình xem xét và phân tích các tình huống, cung cấp góc thêm góc quay, hỗ trợ kiểm tra các tình huống việt vị,..

Trợ lý AVAR 2: Là trợ lý phụ thường tập trung vào các tình huống phạm lỗi, vị trí phạm lỗi, hỗ trợ thêm trợ lý AVAR 1 trong các tình huống phức tạp.

Kỹ thuật viên phân tích video: Sẽ có 2-3 nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm vận hành hệ thống, làm chậm video, cung cấp các đoạn quay từ nhiều góc độ, quản lý điều khiển các camera cung cấp hình ảnh rõ ràng và chọn lọc các đoạn video theo yêu cầu của các trọng tài.

3.2 Các thiết bị liên quan tới VAR

Công nghệ VAR đòi hỏi một hệ thống phức tạp gồm các thiết bị hiện đại để ghi lại, phân tích và truyền tải hình ảnh, cụ thể:

Camera: Ở thiết bị camera sẽ có từ 12 đến 33 camera, gồm 4 loại thiết bị khác nhau như camera chính được đặt tại các vị trí xung quanh sân để ghi lại toàn bộ diễn biến trận đấu từ nhiều góc độ khác nhau, camera quay chậm ghi lại hình ảnh, phân tích các tình huống như phạm lỗi hoặc việt vị, camera việt vị được đặt dọc theo các đường biên ngang và camera nhiệt sử dụng công nghệ nhiệt để theo dõi vị trí chuyển động của các cầu thủ.

Màn hình kiểm tra trên sân: Được đặt cạnh sân để trọng tài chính xem lại các tình huống trực tiếp, màn hình này thường có độ phân giải cao đảm bảo hình ảnh rõ ràng chi tiết. 

Phòng điều khiển VAR: Có các màn hình hiển thị gồm nhiều màn hình lớn và nhỏ để đội ngũ VAR có thể theo dõi và phân tích các hình ảnh từ các camera trên sân, hệ thống phát lại video cho phép chọn lọc và phát lại các đoạn video từ nhiều góc độ khác sau. Bên cạnh đó, các bảng điều khiển được sử dụng để điều khiển và chọn các camera cũng như phát lại các đoạn video cụ thể. Các máy tính và phần mềm phân tích được sử dụng xử lý, phân tích các dữ liệu video bao gồm các phần mềm chuyên dụng vẽ các đường kẻ việt vị và chuyển động.

Hệ thống liên lạc: Tai nghe và micro được sử dụng để liên lạc giữa trọng tài chính trên sân và đội ngũ vận hành VAR, hệ thống này đảm bảo thông tin được truyền tải một cách nhanh chóng và rõ ràng.


Các thiết bị VAR được áp dụng tại Việt Nam

3.3 Cách hoạt động của VAR

Đội ngũ VAR bao gồm một số trọng tài hỗ trợ, thường là một trọng tài chính VAR, một hoặc hai trợ lý, và các kỹ thuật viên xử lý video. Đội ngũ này thường làm việc tại một phòng điều khiển VAR, nơi họ có thể theo dõi trực tiếp các hình ảnh từ các camera trên sân và giám sát toàn bộ trận đấu qua các màn hình hiển thị hình ảnh từ các camera trên sân. Họ theo dõi mọi tình huống quan trọng như bàn thắng, phạt đền, thẻ đỏ, và các hành vi phạm lỗi nghiêm trọng.

Khi có một tình huống nghi ngờ hoặc trọng tài chính yêu cầu kiểm tra, đội ngũ VAR sẽ xem lại các đoạn video từ nhiều góc quay khác nhau. Nếu VAR phát hiện có lỗi hoặc cần xem xét kỹ hơn, họ sẽ thông báo cho trọng tài chính qua hệ thống liên lạc. Thông báo này thường bao gồm việc mô tả tình huống và lý do cần kiểm tra lại. Những phản ứng của các đội cũng sẽ góp phần làm cho trọng tài cân nhắc hơn trong việc sử dụng VAR, trọng tài chính có thể quyết định xem lại tình huống qua màn hình kiểm tra trên sân và sẽ tạm dừng trận đấu và chạy tới màn hình cạnh sân để xem lại các đoạn video được chọn bởi đội ngũ VAR.

Sau khi xem xét thông tin từ VAR và xem lại tình huống, trọng tài chính sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có thay đổi quyết định ban đầu hay không. Quyết định này có thể bao gồm công nhận hoặc hủy bỏ bàn thắng, phạt đền, thẻ đỏ, hoặc duy trì quyết định ban đầu. Công nghệ VAR được thiết kế để hỗ trợ và làm rõ các tình huống gây tranh cãi, nhưng quyết định vẫn là do trọng tài trên sân đưa ra sau khi cân nhắc và xem xét đầy đủ thông tin từ VAR.


Một nhóm trọng tài, kỹ thuật viên điều khiển, đưa tín hiệu tới trọng tài chính

4. Các tình huống nào mà VAR sẽ can thiệp? 

Khi có tình huống gây tranh cãi xảy ra trong trận đấu, trọng tài trên sân không có quyết định dứt khoát về tình huống, trọng tài VAR sử dụng bộ đàm để trao đổi với trọng tài chính. Trọng tài trên sân sẽ xem lại các tình huống tranh cãi từ nhiều góc độ khác nhau bằng cách sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao từ VAR, được các máy quay trực tiếp trong sân ghi lại.

4.1 Những tình huống có bàn thắng

Khi có một bàn thắng được ghi và có nghi ngờ, trọng tài chính có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ đội ngũ VAR hoặc đội ngũ VAR có thể tự đề xuất xem lại tình huống. Nếu VAR phát hiện có lỗi rõ ràng, họ sẽ thông báo cho trọng tài chính. Trọng tài chính sau đó có thể tự mình xem lại tình huống qua màn hình cạnh sân hoặc thay đổi quyết định dựa trên thông tin từ VAR. 

VAR kiểm tra xem cầu thủ ghi bàn hoặc bất kỳ cầu thủ nào tham gia vào tình huống có đứng ở vị trí việt vị vào thời điểm nhận bóng hay không. Đường kẻ việt vị ảo có thể được sử dụng để xác định chính xác vị trí của cầu thủ. Xem xét xem có bất kỳ hành vi phạm lỗi nào đã xảy ra trước khi ghi bàn, chẳng hạn như kéo áo, đẩy người hoặc phạm lỗi cản phá thủ môn.

Các tình huống VAR bóng có ra khỏi đường biên trước khi quay lại sân và dẫn đến bàn thắng hay không và bóng có chạm tay cầu thủ ghi bàn hoặc bất kỳ cầu thủ nào của đội ghi bàn trong quá trình dẫn đến bàn thắng cũng sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng.


Công nghệ VAR trong tình huống bắt lỗi việt vị

4.2 Tình huống phạt đền (Penalty)

Thông qua VAR có thể xác định liệu có hành vi phạm lỗi như kéo áo, chạm tay, hoặc cản người bất hợp pháp trong vòng cấm địa hay không, ngoài ra những tình huống ăn vạ khó lòng qua mắt được công nghệ. Các tình huống phạm lỗi trong hay ngoài vòng cấm cũng được VAR xem xét một cách kỹ càng.

4.3 Những tình huống thẻ đỏ

VAR can thiệp khi có một tình huống nghi ngờ về việc cầu thủ đáng bị thẻ đỏ, nhưng trọng tài có thể đã bỏ sót hoặc đưa ra quyết định sai lầm khi chỉ cho thẻ vàng. Các tình huống vào bóng nguy hiểm, các pha vào bóng với lực mạnh, phạm lỗi từ phía sau, hoặc vào bóng cao có thể dẫn đến thẻ đỏ, các tình huống đánh nhau, hành vi bạo lực khác giữa các cầu thủ sẽ được VAR xem xét và báo cáo lại cho trọng tài chính. Ngoài ra, những hành vi cản phá đối thủ khi đối phương có cơ hội ghi bàn rõ ràng cũng có thể bị xem xét thẻ đỏ thông qua VAR.

5. VAR có ưu nhược điểm gì so với công nghệ khác?

Ưu điểm

VAR với công nghệ Goal-line: VAR sẽ hoạt động rộng hơn, không chỉ giới hạn ở việc xác định bóng đã qua vạch vôi hay chưa mà còn bao gồm các tình huống khác như việt vị, phạm lỗi, thẻ đỏ….và giúp trọng tài xem xét và đưa ra quyết định cho nhiều tình huống tranh cãi khác nhau trong trận đấu.

VAR với công nghệ việt vị bán tự động: Công nghệ việt vị bán tự động chỉ xác định được các tình huống việt vị, còn với VAR sẽ có nhiều nhiệm vụ hơn.


Tại World Cup 2022 công nghệ VAR đã công nhận bàn thắng của tuyển Nhật Bản mà công nghệ Goal-line không thể xác định được

Nhược điểm: 

Công nghệ VAR chỉ là công nghệ hỗ trợ trọng tài đưa ra các quyết định, điều đó có thể gây tranh cãi, công nghệ Goal-line và việt vị bán tự động đưa đến cho người hâm mộ cái nhìn chính xác chuẩn từng milimet, ngoài ra công nghệ VAR chi phí lắp đặt cao và có bước nhiều bước lắp đặt và khá tốn thời gian vận hành. Chưa kể việc các tình huống ăn mừng bàn thắng đã xảy ra nhưng VAR kiểm tra lại không công nhận khiến cho cầu thủ và khán giả hụt hẫng cảm xúc.

6.  VAR và quyết định của trọng tài chính

Công nghệ VAR ra đời đã giúp ích cho trọng tài rất nhiều, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tình huống gây tranh cãi mà các trọng tài vẫn phải nhận những sự chỉ trích.

Ưu điểm:

VAR giúp trọng tài chính có thể xem lại các tình huống gây tranh cãi, từ đó đưa ra quyết định chính xác hơn. Điều này giúp giảm thiểu sai lầm và đảm bảo tính công bằng trong trận đấu. Với sự hỗ trợ của VAR, trọng tài chính có thể tham khảo ý kiến của trọng tài VAR và sử dụng công nghệ để xem lại các tình huống quan trọng. Điều này giảm bớt áp lực khi phải đưa ra quyết định nhanh chóng trong các tình huống phức tạp. VAR có thể giúp trọng tài phát hiện những tình huống mà mắt thường khó thấy, chẳng hạn như việt vị, phạm lỗi trong khu vực cấm, hoặc các tình huống bạo lực không được nhìn thấy trực tiếp. 

Sự hiện diện của VAR giúp các quyết định trọng tài trở nên minh bạch hơn, vì mọi người đều có thể thấy và hiểu quá trình xem xét lại tình huống. Điều này tạo ra một môi trường thi đấu công bằng hơn cho các đội bóng. VAR chỉ can thiệp vào những tình huống quan trọng như bàn thắng, phạt đền, thẻ đỏ trực tiếp và nhận dạng nhầm cầu thủ. Điều này đảm bảo rằng các quyết định quan trọng nhất trong trận đấu được xem xét kỹ lưỡng. 


Trọng tài sẽ trực tiếp xem VAR ở các tình huống nhạy cảm

Nhược điểm 

Mặc dù VAR giúp tăng độ chính xác, nhưng nó cũng đặt lên trọng tài áp lực lớn hơn để đưa ra quyết định đúng đắn sau khi xem lại các tình huống. Sự chú ý từ truyền thông cũng tăng lên, làm tăng thêm áp lực tâm lý cho trọng tài. VAR sẽ khiến cho các trọng tài không chủ động, làm giảm sự tự tin, phán đoán nhanh chóng của trọng tài chính trên sân.

Mặc dù VAR cung cấp hình ảnh chi tiết, nhưng một số tình huống vẫn mang tính chủ quan và không thể hoàn toàn rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến việc quyết định của trọng tài vẫn bị tranh cãi và chỉ trích nhiều hơn là lúc chưa sử dụng VAR.   

Bên cạnh đó, việc phải tham khảo VAR và sau đó đưa ra quyết định cuối cùng có thể làm quy trình ra quyết định trở nên phức tạp hơn, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến nhịp độ trận đấu. Khi có VAR các trọng tài sẽ phải trải qua nhiều buổi đào tạo để phát triển kỹ năng, vận hành điều khiển phòng VAR, gây khó khăn cho các trọng tài vì không phải ai cũng có thể thành thạo công nghệ này.

7. Làm thế nào để cải thiện VAR?

Việc cải thiện công nghệ VAR (Video Assistant Referee) là một quá trình liên tục nhằm giảm thiểu những hạn chế hiện tại và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống. Nỗ lực giảm thiểu thời gian cần thiết để xem xét các tình huống VAR giúp trận đấu không bị gián đoạn quá lâu. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa quy trình phân tích và ra quyết định của đội ngũ VAR. Liên tục cập nhật và đồng bộ hóa các quy định và quy trình sử dụng VAR để đảm bảo tính nhất quán và công bằng trong các quyết định trọng tài trên toàn cầu.

Việc sử dụng nhiều camera hơn và nâng cao chất lượng hình ảnh, đặc biệt là ở những vị trí quan trọng như các đường biên và khu vực phạt đền. Sử dụng công nghệ hình ảnh 3D để tái tạo các tình huống và đưa ra hình ảnh rõ ràng, giúp trọng tài dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định. Thử nghiệm các công nghệ và quy trình mới tại các giải đấu nhỏ hoặc trong các trận đấu giao hữu trước khi triển khai rộng rãi. Liên tục thu thập phản hồi từ các trọng tài, cầu thủ và khán giả để cải tiến hệ thống.

Bên cạnh cải thiện công nghệ thì nâng cao trình độ của trọng tài là điều cần thiết nhất vì những quyết định cuối vẫn thuộc về họ, tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho các trọng tài và nhân viên VAR về cách sử dụng công nghệ và đưa ra quyết định một cách hiệu quả và chính xác kết hợp các trận đấu giả lập và các tình huống thực tế để huấn luyện và kiểm tra phản ứng của đội ngũ VAR.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã có thể hiểu biết thêm về công nghệ VAR cũng như cách thức hoạt động của công nghệ này, cùng theo dõi Chảo Lửa TV website trực tiếp bóng đá hàng đầu tại Việt Nam, để dõi theo các tin tức thú vị cùng các trận đấu bóng đá nhé.

Bình luận